thứ 7, 2024-04-20, 10:10 AM | RSS
ThỰc ĐơN
VUI VẺ
Tìm kiếm
Chuyên mục
world cup 2010 [15]
các bản tin nhanh nhất về world cup 10 tai Nam Phi
danh nhân việt [4]
Đông thụy anh [3]
hình ảnh học sinh & phong cách hs THPT dongthuyanh ! hãy ủng hộ nha
phương pháp học tập [4]
tôi viết j tui bít một số phương pháp tu i sưu tầm bổ ích tui muốn chia sẻ
yêu công nghệ @ làm blog [8]
hướng đẫn mẹo làm blog mà tui sưu tầm đk
chuyện ở quê nhà [2]
chuyện tin mới nhất ở quê nhà dời sống bà kon
chuyện tứ phương [2]
chuyện tìm khắp mạng chuyện nhà chuyện hàng xóm ở đâu cũng có
bói toán việt nam cổ mà lạ [1]
bói xem số mệnh ! thanh liêm
Login form
trao đổi nhanh
Our poll
Bạn thấy Thành thế nào ?
Total of answers: 692
Hỗ trợ trực tuyến
quản trị quản tri 2
Main » 2010 » tháng 5 » 10 » Phạm Đình Hổ
3:37 AM
Phạm Đình Hổ
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.

Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền...Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.

Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.

Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.

Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.
[sửa]
Tác phẩm

Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuôc đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý,... tất cả đều bằng chữ Hán. Hiện còn lưu trữ 22 tác phẩm, trong số đó đáng kể là:
An Nam chí: Ghi chép về nước An Nam.
Ô châu lục: Ghi chép về châu Ô.
Kiền khôn nhất lãm: Cái nhìn tổng quát về trời đất.
Lê triều hội điển: Điển chương pháp luật triều Lê.
Đạt Man quốc địa đồ: Chân Lạp địa đồ.
Ai Lao sứ trình: Hành trình đi sứ Ai Lao.
Bang giao điển lệ: Phép tắt luật bang giao.
Nhật dụng thường đàm: Từ điển từ ngữ và tri thức thông dụng.
Hy kinh lãi trắc: Giải thích ngắn gọn về bộ kinh của Phục Hy.

Ngoài ra còn nhiều bộ sách khác như: Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Châu Phong thi tập v.v…

Về sáng tác văn học có hai tập bút ký:
Vũ trung tùy bút
Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Nguyễn Án).

Và hai tập thơ:
Đông Dã học ngôn thi: Tập thơ học nói của Đông Dã.
Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn Thông, cúc, sen, mai.
[sửa]
Nhận xét khái quát

Qua hai tập bút ký & thơ của ông, người đọc thấy Phạm Đình Hổ đã đứng trên lập trường Nho giáo chính thống, để vừa luyến tiếc và lý tưởng hóa dĩ vàng vàng son của giai cấp phong kiến...vừa bày tỏ thái độ phê phán và bất mãn trước những cảnh đời suy thói tệ, bởi sự bất tài, bất lực, sa đọa của giới thống trị.

Nhờ có một số tri thức sâu rộng, nên lĩnh vực nào cũng được ông tìm hiểu và ghi chép lại khá tường tận. Về phương diện văn chương, ký là thể tài thuộc sở trường của ông. Ở chúng, đa phần đều giàu chất văn học và tính chân thực. Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, những bài viết ấy, quả là những tài liệu bổ ích và lý thú. Trong thơ ông, bên cạnh những bài viết về cái nghèo khổ, cái bất đắc chí của mình; về tình cảm bạn bè, cảm quan lịch sử...còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung & ngây thơ khá độc đáo...[2]
[sửa]
Giới thiệu thơNguyên văn:
懷古
去歲桃花發,
鄰女初學嵇。
今歲桃花發,
已嫁鄰家西。
去歲桃花發,
春風何淒淒。
鄰女對花泣,
愁深眉轉低。
今歲桃花發,
春草何淒淒。
鄰女對花笑,
吟成手自題。
吟成手自題。 Phiên âm:
Hoài cổ
Khứ tuế đào hoa phát,
Lân nữ sơ học kê.
Kim tuế đào hoa phát,
Dĩ giá lân gia tê (tây).
Khứ tuế đào hoa phát,
Xuân phong hà thê thê.
Lân nữ đối hoa khấp,
Sầu thâm mi chuyển đê.
Kim tuế đào hoa phát,
Xuân thảo hà thê thê.
Lân nữ đối hoa tiếu,
Ngâm thành thủ tự đề. Dịch nghĩa:
Cảm nhớ chuyện cũ
Năm ngoái hoa đào nở,
Cô gái láng giềng mới học cài trâm,
Năm nay hoa đào nở,
Cô đã lấy chồng ở nhà láng giềng phía tây.
Năm ngoái hoa đào nở,
Gió xuân sao lành lành,
Đứng trước hoa cô gái láng giềng khóc,
Buồn quá đôi lông mày sa xuống.
Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân sao mà xanh tươi.
Đứng trước hoa cô gái láng giềng tươi cười
Thơ làm xong tự tay cô viết lấy.[3]

[sửa]
Ghi nhận công lao

Tên Phạm Đình Hổ đã được dùng để đặt tên đường phố ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, và ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

Category: danh nhân việt | Views: 5914 | Added by: Chipvaviothanh | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Lịch
«  tháng 5 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031
GAME HOT !
[2010-04-04][]
umbri... (1)
[2010-04-04][]
They ... (0)
[2010-04-04][]
Zak &... (0)
[2010-04-04][]
Build... (1)
[2010-04-04][]
QBeez... (0)
[2010-04-04][]
Treas... (0)
[2010-04-04][]
Count... (0)
[2010-04-04][]
Tower... (0)
[2010-04-04][]
Lovel... (0)
[2010-04-04][]
Virtu... (0)
LK bạn bè
  • Thông kê

    Tổng số đang xem 1 1
    Khách 1 1
    Thành viên 0
    Free Hit Counter